Tiểu đường là gì? Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Đăng lúc: 14:21:43 21/09/2020 (GMT+7)

Bệnh đái tháo đường ( hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà bạn không được kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi thì nguy cơ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. 


1. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số không phát hiện sớm để bệnh trở nặng gây biến chứng tiểu đường. Dưới đây là những dấu hiệu điểm hình bạn cần lưu ý:



- Đói và mệt: Khi cơ thể của bạn không thể hấp thụ lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đướng sẽ bị tích trữ một cách dư thừa trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dấn đến cảm giác đói và mệt thường xuyên 

- Đi tiểu thường xuyên: Một người bình thường phải đi tiểu từ 4 đến 7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. tại sao lại như vậy? Bình thường cơ thể tái tạo hấp thụ glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu cao lên, thận có thể không đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo nên nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả bạn phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ngoài nhiều hơn. 

- Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể mất nước, miệng khô.  Da của bạn khô có thể bị ngứa. 

- Sụt cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng là bị sút cân nhiều.

2. Nguyên nhân gât ra bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường type 1 ( đái tháo đường type 1) là bệnh tự miễn, xảy ra do tuyến tụy sản xuất quá ít hay không sản xuất Insulin, khiến cơ thể không sử dụng đường glucose, dẫn đến đường hết tăng cao. 

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 do hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu. Đều này khiến bạch cầu tấn công tế bào beta làm tăng tuyến tụy suy giẩm chức năng không sản xuất hoặc sản xuất ít Insulin. Cùng với đó, các tế bào Lympho T cũng bị rối loạn và gây bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 còn do các yếu tố như: Di truyền, chế độ ăn uống không khoa học, môi trường ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại,...

Trong khi đó, bệnh tiểu đường type 2 (đái tháo đường type 2) được xem là căn bệnh lối sống. Hiện nay, một bộ phận lớn bệnh nhân tiểu đường cũng thuộc nhóm này. 

Nguyên nhân bị tiểu đường type 2 thường đến từ chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động khiến cơ thể thừa chất béo và yếu dần đi. Bên cạnh đó, nguyên nhân có dẫn đến từ cơ thể béo phì, hút thuốc lá, sửdụng một số loại thuốc điều trị thần kinh hay stress, căng thẳng mệt mỏi kéo dài.

2. Cách phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng kết hợp tập luyện 

Đối với người già mắc bệnh đái tháo đường xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp tập luyện thể dục thể thao là rất quan trọng. Việc này không chỉ đơn thuần giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn mang lại những giá trị tinh thần: chất lượng cuộc sống được nâng cao, tinh thần vui vẻ lạc quan, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm,..

Chế độ dinh dưỡng calo thấp ít mỡ, chế độ ăn được khuyến khích áp dụng cho người già bị đái tháo đường là chế độ ăn giảm nhẹ cali: mỡ < 30% calo, carbohydrete >50% cali. Tăng cường chất xơ, các loại vitamin. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày.

Chế độ rèn luyện thể lực nhẹ nhàng phù hợp như: Đi bộ, đạp xe. Lưu ý các trường hợp bệnh lý tim mạch kèm.

Nếu bệnh nhân đã được áp dụng chế độ ăn và tập luyện thể lực mà không đạt được chỉ số glucose máu mục tiêu thì phối hợp với thuốc hạ glucose máu để về ngưỡng an toàn. 

Biện pháp can thiệp bằng thuốc

Người cao tuổi đái tháo đường type 2 có thể sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ glucose máu nếu không có chống chỉ định. Vì vậy khi lựa chọn thuốc hạ glucose máu cho bệnh nhân cần lưu ý chức năng gan, thận bệnh lý kèm, sự tiện lợi khi dùng thuốc. 

Định kỳ kiểm tra lại tại bệnh viện các chỉ số glucose máu, HbA1c, chức năng gan, thận, mỡ máu và các thông số khác tùy trường hợp cụ thể.

Đái tháo đường type 2 ở người cao tuổi là một tình trạng đòi hỏi phải được điều trị, quản lý chặt chẽ vì đây là đối tượng có nguy cơ.  

Huy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về căn bệnh tiểu đường đang ngày càng phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang còn băn khoăn về căn bệnh tiểu đường này hãy đến với bệnh viện đa khoa huyện Hậu lộc để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết hơn. 






Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24